-->

Header Ads

QC1

Đông trùng hạ thảo bạc tỷ bán vài chục triệu đồng ở Việt Nam

Loading...
Được biết đến là một dược liệu quý với giá bán quốc tế hơn 1 tỷ đồng/kg, thế nhưng, tại một số cửa hàng ở Việt Nam, đông trùng hạ thảo chỉ có giá vài chục triệu đồng.

Loạn giá "thần dược"

Đông trùng hạ thảo được biết là một loại dược liệu quý, có tác dụng tốt cho sức khỏe, thậm chí hỗ trợ khả năng miễn dịch, góp phần điều trị nhiều bệnh nan y. Loại mọc tự nhiên hiện rất hiếm, mỗi năm sản lượng thu được không nhiều nên giá thành cao. Trên một số trang web bán hàng uy tín quốc tế, dược liệu sấy khô có giá từ 50.000 USD đến 90.000 USD/kg (khoảng 1,1 đến 1,8 tỷ đồng).

Loại đông trùng hạ thảo mọc tự nhiên, còn gọi là Cordyceps sinensis, hiện chưa có quốc gia nào trên thế giới nuôi được. Tuy nhiên, một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore… đã nghiên cứu và trồng thành công một loại Cordyceps mitaris, có thành phần và tác dụng sinh học gần giống loại Cordyceps sinensis.

Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng loại “thần dược” này ngày càng tăng, khiến giá bán đang bị đội lên gấp nhiều lần, và cùng một loại thì mức giá cũng chênh lệch rất cao.


Đông trùng hạ thảo tự nhiên có nguồn gốc từ Tây Tạng có giá bán trên thị trường quốc tế khoảng 1,1 đến 1,8 tỷ đồng. Ảnh: Mask.

Trên thị trường Hà Nội đang có hàng chục đại lý chào bán đông trùng hạ thảo, với mức giá từ vài triệu đồng đến hàng tỷ đồng một kg.

Con gái 7 tuổi nhưng chỉ nặng 16 kg nên anh Trần Mạnh Quân (Cầu Giấy, Hà Nội) tìm mua đông trùng hạ thảo về bồi bổ cho con. Tuy nhiên, khi tìm hiểu trên mạng và tới các đại lý dược liệu, anh "choáng ngợp" bởi vô vàn loại, và giá cũng vô chừng, từ vài triệu đồng cho đến 2 tỷ đồng/kg.

Anh Quân liên hệ với một cửa hàng chào bán trên mạng (địa chỉ ở Đống Đa, Hà Nội), được tư vấn, loại khai thác tự nhiên có nguồn gốc ở Tây Tạng hiện giá bán 400 triệu đồng/kg. So sánh với mức giá phổ biến trên thị trường, hàng này thấp hơn khoảng 600 triệu đến gần 1 tỷ đồng/kg. Khi thắc mắc về giá, anh được chủ cửa hàng này lý giải, do nhập được giá gốc với số lượng không giới hạn, cửa hàng đã bán ưu đãi cho người bệnh.

Bị thuyết phục, anh Quân đặt mua 100 g với giá 4 triệu đồng về hầm cháo cho con. Tuy nhiên, sau 4 tháng sử dụng, tình trạng cân nặng con gái không biến chuyển, nên anh dừng lại. Thời gian sau, anh được người nhà giới thiệu đến một xưởng sản xuất nấm trực tiếp ở Hà Nội, giá chỉ 100 triệu đồng/kg. Anh mua thử và thấy tác dụng khá nhanh. Chỉ 1 tháng sử dụng, bệnh tình con gái anh có nhiều biến chuyển tốt.

Lý giải về tình trạng "loạn giá" hiện nay, anh Hùng, một chủ buôn hàng xách tay cho hay, tại nước sở tại, 1 kg đông trùng hạ thảo tự nhiên dạng thô có giá 900-950 triệu đồng. Nếu tính chi phí môi giới, vận chuyển về Việt Nam thì không thể bán dưới 1 tỷ đồng/kg.

“Những cửa hàng chào bán đông trùng hạ thảo 100% Tây Tạng mà giá dưới 1 tỷ đồng/kg nhiều nguy cơ là hàng giả", anh Hùng nói.

Anh Hùng cho biết, đang nhận bán hàng xách tay với giá 1,4 tỷ đồng/kg. Theo anh, loại thuốc dạng tự nhiên này quá đắt đỏ nên ít ai đủ tiền để đầu cơ. Ngoài ra, số lượng dược liệu ngày càng ít, việc kiểm duyệt mua bán gắt gao nên những người buôn như anh chỉ dám nhận các đơn hàng lẻ, có đặt trước.

Cách phân biệt hàng thật, giả

Anh Ngô Kim Lai, người nhiều năm nghiên cứu về loại nấm này, và là người đầu tiên ở Việt Nam đăng k‎ý bản quyền nuôi trồng, cho biết, trên thị trường đang tồn tại 3 loại đông trùng hạ thảo. Thứ nhất là loại xuất xứ tự thiên, rất hiếm và giá hàng tỷ đồng/kg. Thứ hai là nuôi cấy nhân tạo, giá khoảng trên dưới 100 triệu đồng/kg. Cuối cùng là hàng giả được làm trên xác loại tự nhiên, hoặc hoàn toàn bằng bột. Hàng giả bị trà trộn trên thị trường rất nhiều, giá bán không cố định.

Từng rất nhiều lần mua phải hàng giả trong thời gian nghiên cứu nuôi cấy đông trùng hạ thảo, anh Kim Lai nắm rất rõ về "thần dược" này. Theo anh, có 2 cách để phân biệt hàng thật, giả.


Người tiêu dùng nên sử dụng đông trùng hạ thảo dạng tươi để tránh hàng giả, chất lượng tốt và mức giá khoảng 100 triệu đồng/kg. Ảnh: Hải An.

Trước tiên, bằng phương pháp loại trừ về giá. Đông trùng hạ thảo tự nhiên giá bán trên thị trường quốc tế khoảng 800-900 triệu, tại Việt Nam không dưới 1 tỷ đồng/kg. Loại nuôi cấy tự nhiên đã được nghiên cứu theo cả một công trình lớn, nên mức giá mà các nhà sản xuất đưa ra dao động khoảng 100 triệu đồng/kg, là khá hợp lý.

Thứ 2 là phân biệt qua vỏ bên ngoài. Cách này thường chỉ áp dụng với thuốc khai thác tự nhiên. “Đông trùng hạ thảo thật có màu vàng sậm. Phần đầu đỏ từ thô sau đó mịn dần. Mắt màu vàng nâu, nhìn khôn. Dưới bụng có 8 chân nhú lên. Gần miệng có 6 cái chân nhỏ giống chân con sâu thông thường. Phần lưng có nếp nhăn rõ ràng, cứ 3 vòng thành 1 nhóm. Đặc biệt trên mình có những sợi lông rất nhỏ, li ti. Nếu được nặn bằng bột, chúng không thể nào có những sợi lông mảnh đến như vậy", anh Lai nhấn mạnh.

Anh cho biết thêm, khách hàng dù mua với số lượng nhỏ thì nơi cung cấp vẫn phải đưa ra giấy chứng nhận được phép khai thác, cam kết bán ra của nước sở tại.

Còn anh Huy Khoa, chủ một cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo tại TP HCM, cho biết, quá trình từ lúc cấy ghép nấm đến thu hoạch thông thường mất khoảng hơn 2 tháng. Tuy nhiên, hiện trên thị trường đã xuất hiện cơ sở tiêm thuốc kích thích tăng trưởng, để cho nấm mọc nhanh hơn, chỉ vài ngày là thu hoạch. Khi giảm được 2/3 chi phí nuôi trồng sẽ kéo theo giá thành rẻ và cạnh tranh với các thương hiệu đàng hoàng khác.

Tuy nhiên, những sản phẩm kích trưởng không có chức năng, tác dụng chữa bệnh như loại nấm "nghiêm", đã được các cơ sở nuôi trồng nghiên cứu. Vì vậy, khi mua bất kỳ một sản phẩm đông trùng hạ thảo nào, ngoài giấy tờ chứng nhận của Bộ Y tế, giấy khẳng định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm... khách phải đặc biệt lưu ý đến cơ sở sản xuất thuốc có được cấp phép hoạt động hay không.

"Để không mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng nên mua đông trùng hạ thảo ở dạng tươi để sử dụng. Khi mua nên tới các điểm phân phối hoặc điểm bán trực tiếp của doanh nghiệp được cấp phép nuôi trồng hoặc sản xuất", anh Khoa khuyên.

Theo Zing
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD