5 điều cần biết khi chế biến thực phẩm
Loading...
Đã đến lúc chị em cần thay đổi thói quen lựa chọn và chế biến thực phẩm để bảo vệ sức khỏe gia đình tốt hơn.
Đã đến lúc chị em cần thay đổi thói quen lựa chọn và chế biến thực phẩm để bảo vệ sức khỏe gia đình tốt hơn.
1. Hải sản: Tốt nhất là “vẫn còn bơi”
Với hải sản tốt nhất đừng ham của rẻ, thà mua ít mà có được hải sản ngon còn hơn nhiều mà ươn. Nên chọn tôm, cá vẫn bơi trong nước, bụng cá không quá lép cũng không căng (do được ăn no làm tăng trọng lượng). Khi cầm lên ta thấy thịt vẫn rắn chắc không bị nhão hoặc lún tay.
Cá: Nên chọn cá hai mắt vẫn còn lòng đen, mắt cá chưa lồi lòng trắng nhiều, bụng cá chưa nổi, không có nhiều nhớt bên ngoài vảy. Mang cá vẫn còn hồng tươi chưa bị tím đỏ chứng tỏ các đã ươn hoặc đang ốm.
Tôm: Nên chọn loại tôm tươi sống, vẫn nhảy được, hoặc bơi trong bọt khí. Cầm con tôm lên thấy nặng tay, rắn chắc.
Mực: Chọn những con có thân mình dày, thịt rắn chắc, có màu trắng trong chứ không phải trắng đục, râu mực vẫn còn dính liền và thân chưa bịt đứt lìa, trong không mực vẫn còn dính một chút cặn bẩn (thường là cát) điều này chứng tỏ mực chưa bị qua sơ chế tẩy rửa.
2. Chia nhỏ từng phần rồi cho vào tủ lạnh
Nhiều gia đình thường có thói quen đi chợ một lần và ăn cho nhiều ngày. Vì vậy, bạn thường mua những miếng thịt lớn, hoặc những con gà to, con cá 1-2kg…Sau đó, cho vào túi nilon rồi để trong ngăn đá. Mỗi bữa bạn lấy ra chặt một phần để ăn, rồi gói gén phần còn lại cất vào trong tủ lạnh cho bữa sau. Chính cách làm này của bạn đã vô tình khiến cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn trong quá trình bạn lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh, rồi lại cho vào tủ lạnh.
Để an toàn bạn nên chia chúng thành những phần ăn khác nhau ngay từ đầu, để riêng trong từng túi nilon cho từng ngày khác nhau, bữa nào ăn bữa đó, sẽ tránh được việc vi khuẩn xâm nhập thực phẩm của bạn. Tuyệt đối không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.
3. Nhúng qua dung dịch giấm
Với các loại thực phẩm tươi sống như cá, thịt… bạn có thể dùng khăn sạch gói thực phẩm lại rồi nhúng qua dung dịch giấm hoặc ướp muối sẽ giúp thực phẩm để được lâu hơn, hạn chế vi khuẩn tấn công. Sau đó, bọc kín thực phẩm trong túi nilon (hút chân không thì càng tốt) với cách làm này bạn có thể để được một thời gian khá dài. Tuy nhiên, bạn nên ăn trong 1 tuần là tốt nhất.
4. Không nấu đi nấu lại thức ăn thừa
Với các thực phẩm đã nấu chín ăn thừa, bạn nên cho vào túi nilon hoặc vào các hộp chứa thức ăn và nên ăn hết trong lần sau. Không nên nấu đi thức ăn thừa nhiều lần rồi lại cho vào tủ lạnh để tích trữ vì quá trình cho ra khỏi tủ lạnh thực phẩm đã dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
5. Không để chung rau, củ với hoa quả
Nhiều loại trái cây thường chứa chất ethylene như: táo, lê, chuối, lê, đào, mận, dưa đỏ, dưa hấu, nấm, cà chua. Vì vậy cần gói kỹ các loại hoa quả này với nhau riêng biệt, không nên để chung túi hoặc gần các loại rau của như các loại rau lá xanh, rau muống, rau cải, rau bí… cà tím, cà rốt, dưa chuột, ớt, khoai tây… vì các loại rau quả này thường nhạy cảm với chất ethylene. Khi những thực phẩm này hấp thụ hóa chất ethylene, chúng sẽ có một số biểu hiện: Rỗ và điểm màu nâu trên lá, dưa chuột trở nên vàng, cà rốt bị đắng khi ăn.
Theo suckhoegiadinh.com.vn