Khẩu nghiệp là gì? Làm sao để tránh được khẩu nghiệp?
Loading...
Khẩu nghiệp là gì? Làm sao để tránh được khẩu nghiệp?: Khẩu: Miệng, lời nói. Nghiệp: Cái hậu quả của việc làm thiện hay ác trong kiếp trước thể hiện ra trong kiếp hiện tại bằng sự hạnh phúc hay đau khổ. Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp.
Khi nói Khẩu nghiệp là có ý nói: Khẩu ác nghiệp. Khẩu ác nghiệp có 4 tội:
– Vọng ngữ (nói láo),
– Ỷ ngữ (nói thêu dệt),
– Lưỡng thiệt (đâm thọc),
– Ác khẩu (chửi rủa).
Những lời lẽ “cay độc” được nói ra thì chớ mong bên trong con người ấy là một cái tâm thanh tịnh, tốt đẹp. Nghiệp ác từ những lời thị phi thật sự
Trong nhà Phật thì Khẩu Nghiệp (xấu) là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, nó dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ ray rứt cả cuộc đời.
Giữa hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với chủ lời nói có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, câm hận, giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gay ra chiến tranh…
Trong Thập Thiện Nghiệp (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không tham, không sân, không si, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời ác).
Người xưa cũng có dạy: “ Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh”, tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tỗn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê...để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.
Đấy là chỉ nói sơ qua những điều tai hại thường xảy ra hằng ngày của cái miệng, còn lại suốt trong một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao tội lỗi. Do vậy mà Tây phương cũng có dạy: ”Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần” là vậy.
Cũng có kệ rằng:
“Trăm năm vật đổi sao dời,
Một câu quý giá muôn đời con ghi.
Mở lời trước phải xét suy,
Rằng ta cất tiếng ích chi chăng là”.Lại có thơ:
“Lời nói đổi trắng thay đen,
Thiên đàng, điạ ngục bon chen lối vào?
Trực ngôn tâm chẳng lao xao.
Giữ tâm thiền định biết bao an lành.”Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng nầy hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người:
“Thần khẩu nó hại xác phàm,
Người nào nói quá họa làm khổ thân.
Lỡ chân gượng được đỡ lên.
Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi"
Cái miệng nầy rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khóai khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân, vì động thực vật bây giờ sản xuất chạy theo lợi nhuận nên sử dụng hóa chất rất nhiều, nếu không biết kiêng cữ thì bệnh nan y mang vào thân, để tự làm khổ mình và làm khổ bao người, phải lo chạy chữa, là chuyện đương nhiên.
Phật dạy: đừng nói những lời hung ác sẽ khiến cả mình và người nghe cùng đau khổ
Cái miệng cũng có nhiều cái lợi: dùng để ăn uống tốt, nuôi dưỡng cơ thể, dùng để nói năng giao tiếp trong hằng ngày, tạo mối thâm tình, giao hảo hài hòa, thông hiểu lẫn nhau, dùng để thuyết giảng, tụng niệm, dạy học, truyền kiến thức và những điều lợi ích đến được nhiều người.
Chúng ta thấy rõ trong 10 điều thì hết 4 điều về Khẩu Nghiệp rồi.
1‐ Không nói dối là chúng ta nên nói thật, luôn luôn nói thật, dù là việc nhỏ, vì nói dối hoài sẽ thành thói quen, mà thường thì nói dối một lần thì lần sau phải nói dối tiếp để che đậy cái dối trước, dần dần nói dối không che đậy được nữa thì xảy ra hành động sai, tạo nghiệp sai… Hậu quả nghiêm trọng cái gốc cũng từ việc nói dối. Mà nói dối nhiều quá thì mọi người cũng sẽ biết, sẽ không tin mình nữa, sống mà không ai tin mình thì thật là thãm rồi. (Có thể nói dối để cứu người)
2‐ Không nói thêu dệt là không nói thêm bớt, nghe câu chuyện ở đây xong đi kể cho người khác nghe, mà thường khi kể lại thì hay thêm chút ít để tăng phần phóng đại cuốn hút, cứ như vậy nhiều khi chỉ có bó rau muống thôi cũng ảnh hưởng đến hòa bình thế giới.
3‐ Không nói hai chiều, còn gọi là hai lưỡi, ví như nói xấu người này, rồi lại nói xấu người kia, gặp ai cũng nói xấu, mới khen người ta đó quay lưng đi liền nói xấu với người khác, đâm chọc chia rẻ tùm lum, làm cho mọi người hiểu lầm nhau, gia đình người ta xào sáo đổ vỡ, có thể đưa đến những sự viêc không thể cứu vãng được. Những ai không may mắn bị đồng nh cũng do nghiệp này mà ra, chính vì lúc trước luôn nói chia rẻ người khác, mà đời này phải gánh nghiệp.
4‐ Không nói lời ác, lời tục tĩu… Chúng ta không nên nói lời ác độc, nói cho sướng miệng, toàn dùng những lời cay cú chữi bới nhục mạ người khác, tâm ác thì nói ác rồi làm ác, thân khẩu ý đều ác thì ngày xuống địa ngục không còn xa, Chớ nên nguyền rủa người ta, không nên nói lời tục tỉu khó nghe…
5‐ Thêm một điều nữa, không nên Vọng Ngữ, Vọng Ngữ là biết thì nói không biết, không biết thi nói biết, cao cống ngã mạn, tự cao tự đại, đao to búa lớn thùng rỗng kêu to, đứng giữa đám đông nói lời không lợi ích, nói lời sai trái mà cứ cho là đúng, ví như chưa chứng mà nói đã chứng thì đó la đại Vọng Ngữ, cứ la làng lên ta là bậc tu đã giác ngộ, ta là thần thánh, ta có thể ban phước giáng họa… lợi dụng mọi người cung phụng cho mình… đó là Đại Vọng Ngữ, tội thật vô cùng lớn.
Thường thì gieo Nhân phải gạt Quả, Nhân thế nào thì Quả thế ấy, gieo hạt cam thì được quả cam thơm ngọt, gieo hạt chanh thì quả chanh chua, chúng ta đã thấy những người vô cùng không may bị sứt môi, nói ngọng, bị câm…. ấy cũng là do tạo Khẩu Nghiệp xấu, gây nên những hậu quả lớn, đã mang khổ đau tới cho mọi người nên giờ họ phải trải nghiệp, thật đáng thương.
Xưa không biết thì đã đành, giờ biết Khẩu Nghiệp thế nào rồi thì sám hối, nhận lỗi và sửa sai, đùng bao giờ tái phạm nữa. Hãy nói lời dễ nghe, lời hay, lời có ích cho mọi người, nói lời vui vẻ hòa nhã, nói lời gắn kết yêu thương, nói lời chân thật… Giữ cho Ý trong sạch, Thân trong sạch thì Khẩu cũng trong sạch. Nhân lành ắt
Quả lành....
Chúng ta cùng cố gắng tu Khẩu Nghiệp.
Nội dung chỉ mang tinh chất tham khảo
Nguồn Sưu tầm