-->

Header Ads

QC1

4 thông tin đáng giá về dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm

Loading...
Cùng với sữa mẹ, bữa ăn dặm đóng vai trò quyết định tới quá trình phát triển trí tuệ, thể lực của bé. Các mẹ thông thái sẽ không thể bỏ qua 4 thông tin quý giá, được tiết lộ bởi các chuyên gia dinh dưỡng sau đây.


Các vi chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu, giúp xây dựng tế bào, điều tiết các hoạt động thể chất chính của bé. Chính vì vậy, việc hiểu rõ vai trò của các vi chất để bổ sung thích hợp trong giai đoạn ăn dặm đầu đời cho bé là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của từng nhóm dưỡng chất, các mẹ có thể tham khảo các thông tin tư vấn của BS Lê Kim Huệ - Trung Tâm Dinh Dưỡng TP.HCM trong bài viết sau.
1. Chất đường bột - nguồn năng lượng thiết yếu cho bé yêu

Để bé khỏe, đủ năng lượng vận động linh hoạt, mẹ nên chú ý bổ sung nhóm chất đường bột vào khẩu phần ăn dặm cho bé. Bởi lẽ, các chất này khi vào cơ thể sẽ được biến đổi thành đường glucose, hỗ trợ não bộ bé vận hành trơn tru và điều khiển hoạt động của các cơ quan vận động khác như lật, trườn, bò…


Từ tháng thứ 8 trở đi, vì bé cần nhiều năng lượng hơn nên mẹ hãy cung cấp khoảng 95g chất bột đường mỗi ngày và cho bé làm quen với các thức ăn đặc dần, có nghĩa là mẹ tăng dần lượng bột, vẫn giữ nguyên lượng nước.


2. Chất đạm - Nền tảng cho cơ thể bé vững chắc

Trong thời kỳ ăn dặm, ngoài năng lượng thiết yếu cho các hoạt động thể chất đang tăng dần thì cơ thể bé cũng cần nguồn đạm để tạo cơ bắp, hoàn thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, đồng thời hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp bé thông minh hơn.


Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu cho bé 6 - 7 tháng tuổi là khoảng 14g đạm/ngày (khoảng 80g thịt hoặc cá nạc) và bé từ 8 - 9 tháng là 18g đạm/ngày (khoảng 100g thịt hoặc cá nạc). Mẹ hãy cung cấp chất đạm thường xuyên cho bé bằng cách kết hợp nhiều thịt, cá, sữa, trứng, tôm, cua và các loại đậu, đỗ, lạc, vừng vào thực đơn ăn dặm nhé! Mách nhỏ thêm cho các mẹ là thịt bò hoặc thịt heo băm nhuyễn nấu với bột hoặc cháo là bữa ăn đơn giản mà dồi dào nguồn đạm cho bé trong giai đoạn 7 - 9 tháng tuổi.


3. Chất béo – giúp bé ăn ngon miệng hơn

Chất béo không những cung cấp thêm năng lượng mà còn kích thích sự thèm ăn ở trẻ, hỗ trợ việc hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Đó là lý do mẹ đừng quên thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn, tương đương 20 gam chất béo/ngày, vào bữa ăn cho bé. Đặc biệt, các loại dầu từ thiên nhiên như dầu mè, hoặc dầu ôliu, dầu đậu phộng, dầu đậu nành… cũng rất tốt, giúp bé bổ sung bêta caroten (tiền chất của vitamin A) và Omega-3 mỗi ngày để phát triển trí não, mắt, da và tim.


4. Vitamin và khoáng chất - bữa ăn dặm thêm phong phú, bổ dưỡng

Những tháng đầu ăn dặm, trẻ chỉ cần một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất mỗi ngày nhưng nếu thiếu sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe non nớt của bé. Từ 6 tháng tuổi, chất sắt sẽ giúp bé phát triển não bộ, giảm thiểu nguy cơ khiếm khuyết tư duy và vận động, nên bé cần khoảng 11mg sắt/ngày. Trong khi đó, kẽm hỗ trợ sự tăng trưởng của bé, vitamin A giúp bé có đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Mẹ cũng nên chú ý bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng cho bé, cùng các vitamin nhóm B bổ trợ hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh, thúc đẩy sự phát triển tế bào. Các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin với hương vị, màu sắc phong phú để bé yêu tìm hiểu và “tò mò” hơn về thế giới thức ăn mới mẻ có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng, sữa tươi, khoai tây, bông cải xanh, đậu nành, quả bơ, trái cây tươi, ngũ cốc và rau xanh…





(Nguồn: www.afamily.vn)
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD