Những thói quen gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe xương khớp
Loading...
Sau đây là những thói quen gây tác động xấu, làm giảm tuổi thọ của xương khớp mà nhiều người hay mắc phải.
Bệnh viêm khớp là một bệnh liên quan tới xương khớp khung đỡ sức nặng của cơ thể. Quá trình viêm sẽ gây đau nhức xương khớp ở các khớp hay cử động như là ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai…Viêm khớp thường xảy ra ở người cao tuổi tầm 35- 55 có khả năng mắc bệnh rất cao. Vì bệnh này thường xuất hiện do quá trình thoái hóa tự nhiên của xương khớp nên khi mắc bệnh thì việc chữa trị thường kéo dài dễ bị tái phát lại. Để tránh mắc phải những căn bệnh liên quan tới xương khớp thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. Sau đây là những thói quen gây tác động xấu, làm giảm tuổi thọ của xương khớp mà nhiều người hay mắc phải.
Ngồi lâu tại một vị trí
Nếu bạn là dân văn phòng và phải thường xuyên ngồi máy tính làm việc mỗi ngày thì việc ảnh hưởng xấu đến xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí khiến tuần hoàn máu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Các khớp xương bàn tay, cổ tay và cánh tay luôn luôn phải hoạt động với chuột và bàn phím khiến cho các dây chằng và cơ phải chịu sức ép khi hoạt động liên tục.
Đển phòng ngừa các bệnh xương khớp, bạn hãy từ bỏ thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà hãy tranh thủ một vài phút giải lao đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống.
Dinh dưỡng không cân đối
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn để khả năng hoạt động của hệ xương khớp. Ăn uống thiếu chất khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng xương khớp. Ngược lại, chế độ ăn quá nhiều các chất đường và chất béo cũng khiến bạn thừa cân, béo phì, làm cho hệ xương khớp phải chịu đựng sức nặng nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, làm tăng nguy cơ bị các bệnh xương khớp.
Thói quen sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga cũng làm giảm lượng canxi và khả năng hấp thụ canxi gây ra bệnh loãng xương. Vì thế, tăng cường uống sữa, ăn nhiều rau xanh lá đậm, trái cây tươi, ngũ cốc, hải sản… vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ hệ xương khớp vững chắc.
Lười vận động
Lười vận động là một trong những thói quen xấu gây hại cho xương khớp. Theo một số nghiên cứu khoa học nhận thấy Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ người lười vận động nhất trên thế giới. Thói quen lười vận động sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh nguy hiểm như: tim mạch, tiểu đường, béo phì, đặc biệt là các bệnh về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau cột sống…
Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút thực hiện những bài tập thể dục đơn giản, không chỉ rất hữu ích cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe như: bơi lội, chạy bộ, đạp xe, đá bóng, cầu lông…
Bẻ khớp tay chân
Không ít người có thói quen bẻ khớp tay chân, khớp cổ hoặc vặn mình khi mỏi. Nhưng đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên. Đồng thời, cũng có thể gây ra nhưng tổn thương như: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa xương hơn.
Về lâu dài nếu cứ duy trì thói quen này sẽ dấn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa cột sống. Người phương Tây họ không có thói quen này vì có hại chứ không giảm mệt mỏi như nhiều người làm tưởng.
Đi giày cao gót
Các chị em phụ nữ thường có thói quen và sở thích đi giày cao gót . Tuy nhiên, việc thường xuyên đi giày cao gót trong thời gian dài cũng ảnh hưởng rất xấu đến xương khớp vì việc di chuyển trên một đôi giày cao gót khiến bạn phải cong lưng, áp lực cơ thể dồn toàn bộ xuống khớp chân, cột sống bị kéo căng ra gây nguy cơ mắc các bệnh như đau lưng, đau cột sống, đau khớp gối, khớp háng...
Giảm cân quá nhanh
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy tác dụng phụ của việc giảm béo đột ngột, kém an toàn chính là hạn chế quá trình hấp thụ canxi ở xương và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì khi giảm cân quá nhanh khiến sự liên kết của lớp mỡ và bắp thịt trở nên lỏng lẻo. Đó là lý do vì sao mà trong một số trường hợp xảy ra sự cố như: ngã, trượt chân, thậm chí là gãy xương. Điều này cũng lý giải vì sao những người sau khi giảm cân lại yếu và dễ mắc bệnh loãng xương.
Theo PNKV