Chiêu chuẩn nhận biết gạo Việt Nam và gạo Trung Quốc
Loading...
Nghi gạo Trung Quốc tẩm hóa chất khiến cơm đổi màu đỏ rực nhiều người tìm cách nhận biết gạo Việt Nam và gạo Trung Quốc khi mua thực phẩm.
Mới đây, thông tin báo chí có đưa vụ việc cơm trắng hóa đỏ rực xảy ra tại nhà ông Lê Văn Thuận, ngụ ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP HCM và ông đã nhờ cơ quan chức năng kiểm tra, giám định để làm rõ. Nhiều luồng ý kiến tranh cãi dấy lên nghi ngờ đây là gạo Trung Quốc tẩm hoá chất. Dù đang chờ kết luận của cơ quan chức năng song đây không phải lần đầu người dân phát hiện cơm trắng hóa đỏ kỳ lạ. Đặc biệt, khi thấy cơm chuyển màu khác lạ, người dùng nên ngừng việc sử dụng loại gạo vừa mua vì có thể chúng bị tẩm ướp hóa chất, không an toàn cho sức khỏe. Ảnh: Công an TP HCM.
Mới đây, thông tin báo chí có đưa vụ việc cơm trắng hóa đỏ rực xảy ra tại nhà ông Lê Văn Thuận, ngụ ấp 2, xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP HCM và ông đã nhờ cơ quan chức năng kiểm tra, giám định để làm rõ. Nhiều luồng ý kiến tranh cãi dấy lên nghi ngờ đây là gạo Trung Quốc tẩm hoá chất. Dù đang chờ kết luận của cơ quan chức năng song đây không phải lần đầu người dân phát hiện cơm trắng hóa đỏ kỳ lạ.
Trước vụ việc này, nhiều lần người tiêu dùng Việt cũng từng mua phải gạo giả, gạo nhựa Trung Quốc. Do đó, việc nhận biết gạo Việt Nam và gạo Trung Quốc được quan tâm hơn. Ảnh minh họa.
Người tiêu dùng cũng có thể quan sát kỹ hình dáng hạt gạo để phân biệt. Gạo thông thường chỉ dài 6-7mm nhưng gạo giả có thể dài tới 10mm, bề ngang gạo này nhỏ hơn nhiều so với gạo thông thường. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, không nên mua loại gạo trắng sạch và hạt đều vì bình thường, gạo xay xát xong có độ tấm là 5%. Ảnh minh họa.
Một cách để nhận biết gạo giả đó là ngâm gạo trong nước. Gạo thật sau 1 thời gian ngâm sẽ trương nở, còn gạo giả thì không mà nổi lên mặt nước. Ảnh minh họa.
Quan sát bên ngoài hạt gạo, gạo thật luôn có một màng phủ bên ngoài (tựa như cám). Khi vo gạo màng phủ sẽ tróc làm nước đục. Trong khi đó, gạo Trung Quốc ngâm tẩm hóa chất hoặc bị làm giả, khi vo với nước, nước vẫn trong hoặc hạt gạo không dính lên tay. Ảnh minh họa.
Cho gạo lên chảo rang, nếu gạo Trung Quốc tẩm hóa chất sẽ có mùi khét hoặc mùi khó chịu, trong khi gạo thật thì sẽ chín thơm. Ảnh minh họa.
Theo TS Nguyễn Đức Hiệp, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu lúa Đồng bằng Sông Cửu Long cho biết, loại gạo bị ướp hương liệu chỉ thơm lúc chưa nấu hoặc trong mấy ngày đầu mới mua về, khi đã để lâu thì mùi hương gần như bay hết. Loại gạo này khi cho vào nấu chín cũng không còn mùi thơm như gạo thơm thật nữa mà mùi như các loại gạo thường. Người mua nên tìm hiểu các đặc điểm của từng loại gạo để chọn được đúng loại gạo cần mua. Ảnh minh họa.
Người mua bốc một ít gạo lên bàn tay và ngửi, gạo ngon sẽ có mùi thơm nhẹ dễ chịu. Gạo được ướp hóa chất thường có mùi rất nặng, kèm theo hăng hắc chứ không có mùi cám thơm tự nhiên. Ảnh minh họa.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể nhai thử, gạo ngon sẽ ngọt nhẹ, không có mùi vị lạ. Ảnh minh họa.
Đặc biệt, khi thấy cơm chuyển màu khác lạ, người dùng nên ngừng việc sử dụng loại gạo vừa mua vì có thể chúng bị tẩm ướp hóa chất, không an toàn cho sức khỏe. Ảnh: Công an TP HCM.
Theo Kiến thức