-->

Header Ads

QC1

Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Loading...
Sự phát triển của thai nhi vào tuần tuổi thứ 7 :  Vào tuần tuổi thứ 7 thì thai nhi trong bụng mẹ đã có những thay đổi nhất định


Điển hình là các ngón tay, ngón chân có màng của bé đã bắt đầu xuất hiện và “đuôi” đã dần dần biến mất rồi đấy.

1: Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Ở tuần thứ 7 thai nhi đã tăng gấp đôi về kích thước và đã bắt đầu xuất hiện những ngón chân và tay có màng phát triển từ bàn tay và bàn chân của bé. Bé có mí mắt, ống thở kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang phát triển , tai đã bắt đầu xuất hiện nhưng rất nhỏ.


Các tế bào thần kinh đang phân nhánh ra để kết nối với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai. Tim đã được chia thành 2 ngăn trái và phải với nhịp đập là 150 lần/phút.

Bộ phận sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bộc lộ giới tính là trai hay gái. Bé có kích thước của một hạt đậu ngự và đang liên tục phát triển và thay đổi, mặc dù bạn vẫn chưa cảm nhận được.

Mới trong các tuần đầu nhưng thai nhi đã phát triển rất nhanh. Hệ thống tiêu hóa của trẻ cũng đã hình thành và phát triển khá mạnh. Nhau thai vẫn tiếp tục nhiệm vụ của mình là mang chất ôxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến cơ thể nhỏ bé của em bé.

2: Sự thay đổi cơ thể mẹ khi thai nhi 7 tuần tuổi

Cơ thể bà bầu cũng đã có những thay đổi đáng kể do sự gia tăng nội tiết tố đột ngột. Chính vì thế mà mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn mệt mỏi và căng thẳng kéo dài trong những tháng đầu.

Ở giai đoạn 7 tuần tuổi mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi

Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước mới chỉ bằng một quả nho nhưng bộ ngực của mẹ đã tăng kích cỡ như trái bưởi. Bởi thời điểm này bộ ngực của mẹ đang phát triển để chuẩn bị sẵn sàng cho thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ sẽ cảm thấy núi đôi đau tức một chút, đây là hiện tượng bình thường. Những hormone thai kỳ sẽ làm gia tăng lưu lượng máu và tích tụ chất béo trong 8 tháng tới để nuôi dưỡng cơ thể mẹ bầu và thai nhi.

Cùng với đau ngực, mẹ cũng bắt đầu nhận ra sự có mặt của bé trong cơ thể thông qua cảm giác mệt mỏi, buồn nôn. Để xoa dịu cảm giác này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ anh xã giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay.

3: Lời khuyên cho các bà mẹ ở giai đoạn thai nhi tuần thứ 7 này

Bạn nên dành ra 15 đến 20 phút đi bộ để giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đừng vì cảm thấy mệt mà bỏ việc đi bộ nhé, càng đi, bạn sẽ càng khỏe hơn đấy.

Nếu bạn luôn cảm thấy "mất cảm tình" với các món ăn vào buổi sáng thì hãy bổ sung dinh dưỡng của bữa sáng vào buổi tối.


Quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này cũng cần nên lưu ý giảm bớt để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy chuẩn bị cho thai nhi một tuần phát triển vững chắc để bước sang tuần thứ 8 phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Theo meyeucon
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD