-->

Header Ads

QC1

Tuần thai thứ 25 - Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi

Loading...
Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi : Khi thai nhi 25 tuần tuổi có sự phát triển nhanh chóng. Ở tuần 25 thai nhi, em bé năng khoảng 660g và chiều dài khoảng 34,6 cm.

Khi bước sang tuần thai thứ 25, bé đã biết phân biệt vị thức ăn và cơ thể vận động nhiều hơn. Bạn đang cảm thấy một cách rõ rệt bé đang lớn lên từng ngày trong bụng mình. Đồng thời bạn cũng có thể cảm nhận cơ thể mình đang ngày càng to lên, nặng nề hơn trước kia.

Thai nhi 25 tuần tuổi

Sự phát triển của thai nhi tuần 25

Tuần thai thứ 25, thai nhi trong bụng bạn đã nặng khoảng 660g và chiều dài tính từ đỉnh đầu đến gót chân là khoảng 34,6 cm. Túi ối bao bọc xung quanh bé ngày càng trở nên chật chội và đây là nguyên nhân khiến bé đạp mẹ nhiều hơn. Vị giác của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển.

Lúc này bé đã biết phân biệt vị thức ăn và cơ thể nhìn chung tương đối hoàn chỉnh. Những chồi răng sữa đầu tiên của bé đã bắt đầu mọc, quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi bé chào đời. Lông mi của bé không dài ra thêm và mắt có thể mở ra trong vòng vài giây.

Bây giờ bé ngủ được khoảng 20-30 phút một lần và bé cũng chưa biết mộng mị gì cả. Làn da của bé ngày một căng lên chứ không nhăn nheo như trước nữa. Trong tuần này, màu tóc của thai nhi cũng có thể xác định, tuy nhiên, mọi thứ sẽ chính xác hơn khi bé chào đời.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ trong tuần thai 25

Khi bước vào tuần thai thứ 25, Phần đỉnh của tử cung nằm ở vị trí giữa rốn và xương ức (xương giữa ngực nơi tiếp giáp với các xương sườn). Ngoài ra phần bụng của mẹ đã to lên rất nhiều so với tuần trước. Trong tuần 25 này có thể bạn sẽ cảm thấy đau ở xương sườn hoặc dưới ổ bụng khi đi lại.

Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi

Có nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy có một số bộ phần trên cơ thể sẽ có cảm giác đau. Các bộ phận khác như chân, tay, mông hay ngực cũng to lên không ngừng. Tuyến sữa cũng phát triển mạnh mẽ tạo nguồn sữa dồi dào cho bé sau khi ra khỏi bụng mẹ.

Trong tuần thai thứ 25 tuyến áp của mẹ cũng cao hơn bình thường. Đặc biệt các vết rạn xuất hiện mỗi tuần khiến mẹ cảm thấy bị ngứa ngáy, khó chịu. Đôi khi mẹ bầu cảm thấy bất an hơn, Trong những sẽ không được sâu và đều. Việc đi lại cũng khó khăn hơn so với các tuần trước. Tất cả các biểu hiện trên đều là do em bé trong bụng bạn đang lớn lên từng ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tuần thai 25

Trong tuần thai thứ 25, mẹ vẫn cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể. Bạn có thể tìm thấy sắt và các chất khoáng cần thiết trong các loại thực phẩm giàu protein, có màu đỏ tươi như thịt lợn, thịt bò, rau dền…

Các mẹ nên bổ sung vitamin cần thiết tránh các triệu chứng của stress trong tuần này bạn nên tăng cường thêm nhiều rau xanh và sữa. Điều tốt nhất các mẹ nên sử dụng các loại sữa dùng cho bà bầu. Uống nhiều nước cũng là một cách giúp cho cơ thể bạn thư giãn hơn. Hãy chuẩn bị cho mình lượng nước uống đảm bảo vệ sinh nếu bạn thường xuyên phải ra ngoài.

Bên cạnh đó các mẹ cần uống thêm nhiều các loại nước hoa quả ép như nước cam, chanh, bơ mỗi ngày để bé hấp thu tốt canxi. Kali cũng là chất đóng vai trò điều hòa huyết áp cho cả mẹ và bé. Cũng cần bổ sung thêm cả vitamin C và acid folic nữa mẹ nhé. Nên tránh sử dụng các thực phẩm có nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường cho mẹ.

Một vài món ăn được dân gian khuyến khích trong giai đoạn mang thai này như gà hầm ngải cứu, trứng cuộn lá hẹ, khoai tây hầm chân giò, canh rau cải…

Một số bệnh thường gặp khi mang thai 25 tuần tuổi

Bên cạnh đó các mẹ sẽ thấy gặp chứng co thắt giả có tên gọi là Braxon Hick và giờ nó đang tiếp tục diễn ra, mẹ sẽ rất lo lắng vì chứng dọa sinh này. Chứng co thắt giả thì cơn co thắt này diễn ra không đều, không tăng cường độ. Chúng có xu hướng giảm đi khi mẹ tắm, nằm duỗi hoặc thay đổi tư thế. Co thắt thật để sinh nở thì có xu hướng tăng dần, cảm giác bụng thấp dần xuống và cơn co thắt lan tỏa ra dưới lưng.

Do khi mang thai nhu cầu đi tiểu thường xuyên có thể làm bạn khó chịu trong suốt quá trình thai kỳ. Vì vậy bạn cần đi tiểu ngay, tránh nhịn tiểu, vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu.

Các bệnh về răng miệng cũng gây phiền phức khá lớn cho bạn trong thời kì này. Khi đánh răng bạn thấy lợi bị chảy máu, nhiệt miệng, nước bọt hôi. Tuy nhiên đừng nên lo lắng quá, bạn có thể thay đổi cách chăm sóc răng miệng của mình cho phù hợp như thay bàn chải mới, dùng bàn chải mềm hay kem đánh răng phù hợp hơn.

Bố mẹ nên làm gì khi thai nhi 25 tuần tuổi

Khi bước vào tuần thai thứ 25 bạn sẽ có những băn khoăn thứ gì cần thiết để chào đón một sinh linh mới trào đời hãy lên danh sách những món đồ cần mua sắm để đến gần lúc sinh nở không bị vội vàng. Mẹ vẫn phải tiếp tục tẩm bổ, suy nghĩ tích cực, bạn có thể đi shopping hoặc massage để thư giãn và chăm sóc cơ thể nhé.

Ở tuần này, bạn hãy tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu và cũng có thể làm thêm một xét nghiệm nữa để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không, từ đó có chế độ bổ sung sắt phù hợp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn hãy hỏi ngay bác sĩ để khị thời phát hiện.

Trong tuần này bạn cố gắng giữ thói quen tới các lớp học tiền sản bạn nhé. Vì đây là môi trường tốt cho những ông bố bà mẹ tương lai có được những thông tin cần thiết để chăm sóc trẻ. Bên cách kiến thức ở các lớp học bạn nên hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đã sinh con. Chắc chắn mọi người sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin cũng như những kiến thức cần thiết chào đón thiên thần nhỏ của mình.

Theo Meyeucon
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD