-->

Header Ads

QC1

Tuần thai thứ 11 - Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi

Loading...
Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi : Thai nhi 11 tuần tuổi, cơ thể bé đã phát triển hoàn thiện hơn,lúc này thai nhi bằng quả trứng gà, phần đầu và trán nhô ra chiếm một nửa cơ thể bé. 

Thai nhi 11 tuần tuổi là một cột mộc quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Tuần này đánh dấu nhiều chuyển biến tích cực của em bé. Cơ thể thi nhi này này gần như hoàn chỉnh, các bộ phận trên có thẻ đã đầy đủ. Nhưng trong tuần này cơ thể của mẹ sẽ có nhiều cảm giác khó chịu hơn. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt để giúp bé mạnh khỏe hơn nữa nhé.

 Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi

Sự thay đổi của thai nhỉ 11 tuần tuổi.

Vào tuần thứ 11 em bé của bạn đã dài từ 4,4cm và nặng khoảng 8g. Lúc này nếu bạn đi siêu âm bạn sẽ thấy em bé của bạn giống như một quả trứng gà. Đầu của bé có kích cỡ bằng một nửa chiều dài của thân mình. Trán của em bé phình to và nằm ở phía trên cao và sẽ dần dần bớt nhô ra, nhỏ lại giống như mọi đứa trẻ khi chào đời.

Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy tay của bé có thể nắm lại thành nắm đấm, chồi răng nhỏ xíu cũng đã bắt đầu xuất hiện dưới nướu răng. Sau mỗi tuần bé đều có những thay đổi ở tuần này bộ xương đang bắt đầu cứng lại. Kế thừa sự phát triển trong các tuần trước, bộ phận sinh dục của thai nhi đã bắt đầu có thể nhìn rõ hơn. Xương sống và các ống thần kinh xương sống chạy dọc theo xương sống đã có thể nhìn thấy qua màn hình siêu âm.

Thai nhi 11 tuần tuổi

Những thay đổi ở mẹ khi mang thai tuần thứ 11

Trong tuần này tử cung của bạn có kích thước bằng một quả dưa hấu nhỏ, chúng tương đương với kích thước vùng xương chậu của bạn. Giai đoạng tam cá nguyệt đầu tiên sắp kết thúc, bạn đã có thể dễ dàng cảm thấy tử cung của mình nhô ra ở phía trên xương mu. Lượng nước bọt cũng tiết nhiều hơn so với trước kia.

Chứng ốm nghén ở tuần này vẫn chưa kết thúc, bạn vẫn thường xuyên chịu những con nghén vào những bữa ăn làm bạn có cảm giác không muốn ăn hoặc ăn vào lại bị ối ra ngoài.

Ở tuần này có thể bạn sẽ thèm ăn vặt. Hãy luôn đảm bảo bổ sung nhiều chất dinh dưỡng qua các loại đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe. Điều này sẽ giúp bạn dần cảm thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó mà các triệu chứng buồn nôn cũng sẽ bắt đầu giảm dần trong các tuần tiếp theo.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong tuần 11 mang thai

Các mẹ nên lập kế hoạch cho chế độ ăn khoa học đầy dinh dưỡng cho mẹ và em, ngoài ra uống 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp bạn bớt các cảm giác khó chịu gây ra bởi ốm nghén, tất nhiên là hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh phải thức giấc nhiều lần trong đêm.

Nên giảm dần lượng cafein tiêu thụ của bạn, hãy thay thế chúng bằng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe mẹ và bé như trà thảo dược dành cho bà bầu, hay nước hoa quả.

Trong những tháng đầu mang thai các mẹ nên tránh xa một số hải sản như: cua, rong biển, ba ba…vì nó có tác dụng hoạt huyết, nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi ở thời kỳ đầu. Với những món ăn có tính nóng như: thịt chó, thịt dê, vải, hạnh nhân, nhãn…những món này có thể làm cho nhiệt độ cơ thể người mẹ tăng lên không tốt cho việc tạo máu nuôi dưỡng thai nhi. Các mẹ cũng không ăn quá nhiều các đồ ăn cay như: ớt, mù tạt, cà ri… vì có thể gây ra hiện tượng sảy thai, đẻ non. Với những món lạnh các mẹ cũng không nên dùng ở những tháng đầu vì có thể kích thích tràng vị và dẫn đến đi ngoài.

Các mẹ có thể tham khảo các loại thức ăn giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé trong tuần 11 này như: Khoai tây nấu thịt bò; Đậu bắp xào tôm tươi; Salat ngô và đậu…Về cơ bản bà bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong thời kỳ này để bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cả mẹ và bé.

Các bệnh thường gặp khi mang thai tuần 11

Ở tuần 11 những biểu hiện ốm nghén vẫn làm phiền bạn nhiều trong tuần này. Bạn có thể phải chịu đựng cảm giác buồn nôn hoặc không muốn ăn thường xuyên. Các mẹ chịu khó chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và nuôi bé khỏe mạnh.

Các mẹ chú ý không được kiêng ăn ở những tháng đầu mang thai nhé. Thông thường phụ nữ mang thai ba tháng đầu cần tăng ít nhất 2 – 5kg mới là tín hiệu tốt cho sức khỏe bé sau này. Vì vậy ở giai đoạn này hãy bổ sung lượng calo, vitamin cần thiết, đủ cho cả mẹ và bé

Nếu các mẹ gặp phải những triệu chứng như táo bón, chậm tiêu hay ợ nóng trong giai đoạn cũng không nê lo lắng bởi bởi nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, và tất cả các cảm giác khó chịu đó là dấu hiệu tốt về em bé.

Bạn cũng bắt đầu gặp các vấn đề về răng miệng, thủ phạm chính là các hooc-mon thai kỳ tác động tới sức khỏe của nướu lợi. Các thức ăn cũng trở nên dễ bám vào răng hơn, lợi dễ chảy máu hơn và kết quả là gây ra viêm nhiễm, dẫn tới sâu răng.

Tuy nhiên cũng không nên lo lắng, chỉ cần khắc phục bằng cách sử dụng các loại kem đánh răng, bàn chải thích hợp, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Nếu có thể bạn nên tới thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bố mẹ làm gì cho bé ở tuần 11

Ở tuần này mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn đên việc mặc các loại quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu mát trong những tuần này. Hãy chú ý nhiều tới chế độ ăn uống ngủ nghỉ của mẹ bé.

Bố em bé nên thường xuyên đưa mẹ em bé đến gắp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho mình các phương pháp giữ cho thai luôn luôn khỏe mạnh. Đặc biệt nên chia sẻ với bạn bè người thân hoặc những người có kinh nghiệm sinh đẻ trước đó để có thêm những kiến thức cần thiết.

Bố em bé nên quan tâm chăm sóc tới mẹ em bé nhiều hơn nữa, nên đưa mẹ em bé hóng mát thế dục nhẹ nhàng, đặc biệt mẹ em bé nên tranh xa những áp lực. Bộ mẹ nên cùng nhau tận hưởng niệm vui chuẩn bị làm ba me quan từng ngày.

Theo Meyeucon
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD