Cách cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất
Loading...
Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên Tiêu). Đây là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Để cúng Rằm tháng Giêng nhiều gia đình chuẩn bị sẵn mâm cơm để mong mọi việc được thuận lợi và trôi chảy.
Rằm tháng Giêng chủ yếu là cầu an, giải hạn
Rằm tháng Giêng là một trong những ngày Rằm lớn trong năm. Cách cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho chuẩn nhất không phải gia đình nào cũng biết. Điều đầu tiên bạn cần nên biết, vào ngày Rằm tháng Giêng thường có 3 lễ cúng gồm:
- Cúng khởi năm đón lộc, cầu may mắn.
- "Tết ăn lại" hay Tết bù cho những gia đình dịp Tết Nguyên Đán có người ốm, có tang không kịp ăn Tết. Với những người này họ sẽ đi chúc Tết bù cởi mở và không cần kiêng khem gì cả. Trước đây, Rằm tháng Giêng thường gọi là Tết muộn để những gia đình khá giả lại tiếp tục ăn Tết.
- Cúng sao giải hạn trong năm.
Cách cúng Rằm tháng Giêng ngay tại nhà
Ở một vài nước châu Á, ngày Rằm tháng Giêng hay còn gọi là ngày đức Phật giáng lâm xuống các chùa. Một số người gọi đây là ngày vía thiên quan nên các đền, chùa sẽ làm lễ cầu bình an, dâng sao giải hạn trừ những tai ách cho năm mới được bình an.
Sau Tết Nguyên Đán, ngày 14 hoặc ngày 15 âm lịch hay ngày chính Rằm, nhiều người thường đi tới chùa lễ Phật để cầu bình an, sức khỏe, tình duyên và hạnh phúc cho cả năm đó.
Theo Phật giáo thì ngày Rằm tháng Giêng không phải là ngày lễ quan trọng như ngày Rằm tháng Tư (ngày lễ Phật Đản) và ngày Rằm tháng Bảy (ngày lễ Vu Lan). Vì đây là ngày Rằm của năm mới thích hợp để cầu nguyện cho cả năm nên hầu hết mọi người dân đều đi lễ chùa.
Ngày Rằm tháng Giêng nên cúng chay hay cúng mặn?
Ngày Rằm tháng Giêng các gia đình thường sắm 2 lễ vật gồm: lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên cho gia đình mình.
Lễ cúng Phật thường là mâm cúng lễ chay, cùng hương, hoa quả, đèn, nến. Còn lễ cúng gia tiên sẽ có hương hoa, trầu cau, đèn nến, vàng mã và rượu.
Tùy theo tín ngưỡng của gia đình mình mà cúng cho phù hợp. Có những gia đình làm lễ cúng Phật, có nhà sẽ làm lễ cúng Thổ công và Thần Tài nhưng lễ cúng gia tiên là việc nên làm để bày tỏ lòng thành kính với ông bà, cha mẹ đã phù hộ cho con cháu được an lành và kiếm được nhiều tiền.
Trong Rằm tháng Giêng nếu nhà nào theo đạo Phật sẽ cúng chay và ăn lễ chay. Lễ vật đem dâng cúng thường dùng rau quả, chè xôi, trầu cau, các món đậu, canh...được xào chay. Không chế biến các thức ăn chạy dạng tôm, đùi gà... vì điều này thể hiện tâm vẫn hướng về đồ mặn.
Với các gia đình không theo đạo Phật thì ngày Rằm tháng Giêng có thể cúng chè xôi, cúng mặn nhưng không chuẩn bị nhiều món như cúng vào dịp Tết Nguyên Đán. Tùy thuộc vào gia đình của mình mà bạn sắp xếp đồ cúng mặn cho hợp lý.
Ngày nay, nhiều gia đình cúng Rằm tháng Giêng có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong một năm bình an, mọi việc được hanh thông và trôi chảy, hạnh phúc luôn trọn vẹn như món bánh trôi vậy
Bánh trôi nước là món bánh sử dụng cúng Rằm tháng Giêng
Nếu là Phật tử khi cúng sẽ ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư giúp cầu bình an cho gia đình của mình. Nếu không phải là Phật tử cũng có thể dâng hương, sau đó đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật.
Bài khấn về Rằm tháng Giêng có rất nhiều, nên bạn không nên nặng về bài khấn, chủ yếu do cái tâm của mình hướng về Phật . Tâm thế nào thì thờ cúng sẽ như vậy, nên dù bạn cầm điện thoại đọc bài cúng cũng là điều không cần thiết. Phật luôn ở trong tâm và thờ cúng tổ tiên cần sự thành tâm là chính. Do vậy bạn nên hiểu, văn khấn cũng chỉ là hình thức, tâm mới là điều quan trọng.
Lễ cúng Rằm tháng Giêng nhằm lễ Phật, thường sám hối và phát nguyện vì trong đức Phật sẽ thường có câu " gieo nhân nào thì gặp quả đấy". Do vậy, tinh thần "nhân - quả " thường được khẳng định trong tinh thần đạo Phật, không phải do cầu cúng đạt được.
Theo Lamsao.com