-->

Header Ads

QC1

Lỗi sai "kinh điển" khiến trẻ quấy mẹ cả đêm không ngủ

Loading...
Để bé có một giấc ngủ ngon luôn đòi hỏi ở bố mẹ một sự kiên nhẫn, khéo léo, cũng như hiểu biết về một số mẹo cần thiết. Dưới đây là một số lỗi khi cho bé đi ngủ mà bố mẹ cần nắm được để tránh mắc phải với con mình.

Bỏ qua thời gian nghỉ ngơi trước khi đi ngủ

Hầu hết mọi người đều cần thời gian để refresh lại bản thân trước khi đi ngủ, trẻ nhỏ cũng vậy. Thời gian ngắn ngủi này không chỉ giúp trẻ thư giãn trước khi được bế vào cũi mà đây còn là sợi dây kết nối giữa mẹ và bé.

Để rèn luyện được thói quen có thời gian này, hằng ngày 1 tiếng trước khi bé đi ngủ bạn nên tắt điện, kể chuyện cho bé nghe hoặc tắm qua nước ấm cho bé, như thế sẽ dễ giúp bé ngủ nhanh và sâu giấc hơn.

Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của trẻ.

Trẻ nhỏ thường phát ra những tín hiệu cho thấy chúng đã mệt và cần đi ngủ, những biểu hiện này có thể là ngáp, nháy mắt liên tục, uể oải, người không còn hứng thú vui chơi. Nếu bạn không nhận ra được những dấu hiệu này của bé và không đưa bé đi ngủ sớm, bẽ sẽ dễ dàng bị căng thẳng tinh thần vì thay vì tiết ra chất melatonin, tuyến thượng thận của bé sẽ tiết ra chất cortisol, một chất gây stress trong cơ thể.

Nếu bạn không nhận ra được những dấu hiệu buồn ngủ của bé và không đưa bé đi ngủ sớm, bẽ sẽ dễ dàng bị căng thẳng tinh thần. Thay vì tiết ra chất melatonin, tuyến thượng thận của bé sẽ tiết ra chất cortisol,một chất gây stress trong cơ thể. (Ảnh minh họa)

Vì vậy mẹ nên chịu khó để ý đến các dấu hiệu trên và cho bé đi ngủ ngay khi có thể. Nếu như bé vẫn còn mải chơi, mặc dù đã thấm mệt và uể oải thì hãy đưa bé vào 1 phòng yên tĩnh, chỉ bật đèn ngủ và cho bé hoạt đông nhẹ nhàng, rồi dần dần cơn buồn ngủ sẽ kéo đến với bé.

Dùng nhiều cách để bé ngủ trở lại

Nhiều bé tầm 3-4 tháng tuổi thường thức dậy lúc nửa đêm khóc hay quậy. Mỗi khi như thế bố mẹ cũng phải thức dậy bế bé đi lại ru, hát, đu đưa, kì lưng để bé ngủ trở lại. Đây không phải là một thói quen xấu nhưng chính vì được làm nhiều lần nên nó trở thành một “khung sườn”, cứ đến giờ đấy là bé lại thức dậy và chỉ khi được mẹ bế dỗ dành thì bé mới đi ngủ trở lại.

Chuyển từ cũi sang giường lớn quá sớm

Đây là lỗi căn bản của nhiều bậc bố mẹ. Bạn không nên chuyển bé từ cũi sang giường lớn cho đến khi bé thực sự tự mình có thể leo ra được khỏi cũi. Việc này nghe có vẻ nguy hiểm với bé nhưng đó là lúc thích hợp để chuyển bé vào giường. Nếu không thì bạn hãy cứ để bé ngủ trong cũi đến khoảng 2 tuổi, đây là thời điểm mà hầu hết các bé đều đã sẵn sàng để ngủ ở giường. Hoặc bạn cũng có thể tháo bớt thanh rào 1 bên cũi và để thêm ghế đẩu bên cạnh cũi để bé ra ngoài dễ dàng, và để thêm gối mềm xung quanh phòng khi bé ngã.

Để bé ngủ ở bất kì đâu

Để bé ngủ trên xe đẩy hay ghế ô tô hẳn là rất đơn giản và thoải với với các bậc cha mẹ nhưng với bé thì ngủ như vậy sẽ không thể đảm bảo được một giấc ngủ sâu và đủ.

Để phát triển thói quen ngủ tốt, bé nên có một không gian ngủ quen thuộc, nơi mà bé có thể dễ dàng chợp mắt. Nếu bạn có việc phải ra ngoài thì hãy nhờ bảo mẫu hoặc người thân để cho bé đi ngủ, chớ nên để bé phải ngủ trong tình trạng mệt mỏi.

Không kiên định theo một thời gian ngủ cụ thể

Kiên định là chìa khóa quan trọng cho giấc ngủ của bé. Bé cần có 1 thời gian ngủ và chợp mắt hợp lý, điều độ để giúp điều tiết hóc môn trong cơ thể đảm bảo cho sự phát triển cân đối cả thể chất lẫn tinh thần. Một thời gian biểu hợp lý sẽ giúp bé đi ngủ đúng giờ gần như hằng ngày. Tất nhiên sẽ có những trường hợp ngoại lệ bé có thể ngủ nhiều , ngủ ít, nhưng một khi bạn đã hiểu được dấu hiệu buồn ngủ của trẻ thì bạn nhất định sẽ có được sự sắp xếp thời gian ngủ hợp lý.

Để trẻ thức khuya, và mong trẻ dậy muộn

Nhiều người cứ nghĩ đó là ý tưởng hay khi để trẻ đi ngủ muộn rồi thức dậy muộn. Tuy nhiên đồng hồ sinh học của mỗi bé sẽ đánh thức bé dậy vào đúng một thời điểm mỗi sáng, cho dù bé có đi ngủ vào lúc nào của đêm hôm trước. Vì thế bố mẹ nên cho bé đi ngủ sớm và để bé được ngủ 10 đến 11 tiếng 1 đêm để bé có thể phát triển toàn diện.

Theo eva.vn/Theo Khỏe & Đẹp
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD