-->

Header Ads

QC1

Những thông tin cần biết về bệnh sùi mào gà

Loading...
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới có dạng u nhú do vi rút gây ra, con đường lây nhiễm chủ yếu thông qua quan hệ tình dục. Bệnh dễ phát triển trong môi trường kín đáo và ẩm ướt như âm hộ, âm đạo. Nhưng không phải tất cả những biểu hiện bệnh ở âm hộ đều là sùi mào gà.

Bệnh sùi mào gà rất khó chữa trị nếu không được chẩn đoán sớm

Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, đó là bệnh sùi bộ phận sinh dục do virus Human papilloma (HPV) gây nên. HPV là một loại virus gây u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc mà không gây bệnh ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng. Tổn thương mà HPV gây nên là các mụn sần sùi như da cóc nên gọi là mụn cóc, khi các mụn này có ở bộ phận sinh dục thì gọi là mụn cóc sinh dục. Tỷ lệ mụn cóc sinh dục tăng rất dữ dội trong 15-20 năm trở lại đây.

Sùi mào gà phát triển nhanh khi có thai. Việc mọc nhiều sùi mào gà trong khi có thai có thể ảnh hưởng đến con khi sinh đẻ.

Bệnh sùi mào gà có biểu hiện như thế nào?

Đối với nữ giới, bệnh sùi mào gà có các biểu hiện dễ gặp nhất ở môi lớn, môi nhỏ, âm vật,âm đạo, cổ tử cung… hoặc bệnh cũng có thể xuất hiện ở miệng nếu chị em có quan hệ tình dục qua đường miệng. Đó là những mụn mọc thành cục nhỏ, không đau, hồng hoặc hơi nâu, bề mặt xù xì, hình thù như hoa lơ, đôi khi thấy ngứa, thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Khi bị bệnh, hầu hết chị em có các triệu chứng là ngứa ngoài âm vật, ra nhiều khí hư màu trắng, xuất hiện các nốt sùi có hình mào gà, hoặc hình hoa lơ có kích thước to nhỏ khác nhau.

Bệnh sùi mào gà thường gặp nhất ở độ tuổi từ 16-35, nam nữ có tỉ lệ mắc bệnh như nhau. Bệnh có khả năng lây truyền cao cho bạn tình nếu không được điều trị kịp thời.

Tiến triển bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu. Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở nữ giới khoảng 2 đến 3 tháng, thời gian phát bệnh không có hạn định, triệu trứng đau rát và ngứa ở một số nơi, có rất ít bệnh nhân không có triệu chứng này.

Quan hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ mắc bệnh

Việc chẩn đoán bệnh sùi mào gà cần phải có đầy đủ cứ liệu

- Khi tìm hiểu, bác sĩ thường xem xét đến khả năng tiếp xúc tình dục không sạch sẽ, sau đó có lượng lớn chất tiết ra ở âm đạo.

- Ở những chỗ như âm hộ, thành âm đạo và cổ tử cung có những khối u giống như mào gà con hoặc như hoa cải mọc rải rác.

- Đem cắt khối u đó đưa đi kiểm tra bệnh lý có thể thấy được tế bào đào rỗng và biến đổi bệnh lý đặc biệt của khối u ẩm ướt.

- Kiểm tra đối tượng quan hệ tình dục của người bệnh có khoảng hai phần ba số người trên dương vật cũng có bệnh giống như vậy.

Cách điều trị

Hầu hết sùi mào gà nhỏ và ít thường tự mất đi, có thể không cần chữa trị gì, nhưng mất nhiều thời gian. Những trường hợp nặng, nhiều phải chữa ở bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Việc điều trị sùi mào gà chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương sùi chứ không tiêu diệt được virus. Tùy theo vị trí và độ rộng của tổn thương mà có thể lựa chọn một trong những cách điều trị sau:

- Điều trị tại chỗ bị có thể dùng Trichloroacetic acid 50% hoặc Chromic acid 2,5% hoặc Carbolic acid (phenol) 2,5% hoặc Podophyllin 20-25% bôi lên mặt và lên gốc của u đầu nhọn ẩm ướt, mỗi tuần 1 lần. Dùng một que nhỏ hoặc tăm bông, chấm cẩn thận một ít dung dịch trichloactic acid lên những nốt sùi cho đến khi nốt sùi trắng ra. Khi có thai cũng có thể dùng thuốc này, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn. Sau đó dùng thuốc có thể làm cho tế bào tầng ngoài của u đầu nhọn ẩm ướt bị hoại tử bong ra, ở đó trở nên bằng phẳng.

- Hoặc bôi dung dịch podophyllotoxine 20-25% theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Lưu ý là podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Chấm mỗi tuần một lần và phải rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da). Không được dùng thuốc này trong thời gian mang thai, không bôi thuốc vào trong âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo, miệng hoặc phía trong hậu môn.

- Nếu u đầu nhọn ẩm ướt tụ tập dày đặc và tổ chức mềm yếu thì có thể dùng que bông y tế chấm vào Formol 10% miết mạnh lên gốc khối u đầu nhọn ẩm ướt đó làm cho toàn bộ khối u đó bong rơi ra, sau đó dùng Formol 10% bôi lên khối u đó. Tiêm thuốc Flourouracil (5-FU) vào gốc của khối u đầu nhọn ẩm ướt mỗi lần 250mg, cách ngày tiêm 1 lần cho đến khi ổ bệnh tiêu tan thì thôi.

- Hiệu quả điều trị bằng phương pháp làm đông lạnh cũng tốt, cũng có thể gây tê cục bộ rồi đốt điện. Trong trường hợp khối u quá to có thể lấy dao phẫu thuật để cắt hoặc cắt bỏ bằng dao điện.

- Sau khi tổn thương đã khỏi, vẫn cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần và cần nhắc lại như vậy vài lần. Trong khi dùng thuốc, nếu thấy phản ứng tại chỗ mạnh có thể dùng cách quãng lâu hơn rồi mới chữa tiếp. Với sùi mào gà ở nam giới, cách chữa và dùng thuốc cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu.

Nguy cơ của sùi mào gà là ung thư cổ tử cung nên những phụ nữ có sùi mào gà phải làm xét nghiệm soi tế bào âm đạo hằng năm để phát hiện sớm những thay đổi có thể dẫn đến bệnh này. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục cần làm xét nghiệm này hai năm một lần. Đây là cách duy nhất để loại trừ sớm ung thư cổ tử cung ở người có sùi mào gà.

Chú ý: Khi chữa trị, nên bôi thuốc mỡ xung quanh chỗ sùi để bảo vệ vùng da lành. Thuốc chữa sùi mào gà thường gây loét, đau trong thời gian ngắn ở nơi bị tổn thương. Cần giữ vết loét sạch và khô, không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục cho đến khi không còn sùi mào gà, sau khi điều trị khỏi vẫn phải dùng bao cao su ít nhất 6 tháng.

Cách phòng bệnh

- Tránh sinh hoạt tình dục không sạch sẽ hoặc giao hợp quá nhiều nhằm đề phòng lây nhiễm bệnh tình dục.

- Luôn giữ sạch sẽ âm hộ, điều trị các bệnh phụ khoa dễ gây nên khí hư tăng nhiều. Trong thời gian mang thai, khí hư thường tăng nhiều càng phải chú ý giữ vệ sinh âm hộ.

- Không tắm rửa bằng khăn dùng chung với người khác, không tắm ở bể tắm công cộng hoặc tắm rửa bằng bồn chậu, nhà vệ sinh cũng là nguồn truyền nhiễm bệnh.

- Quần áo của người bệnh đều cần luộc tiêu độc. Trước khi chữa khỏi bệnh phải cách ly nghiêm ngặt và cấm sinh hoạt tình dục.

- Khi bị ngứa âm hộ hoặc phát hiện có mụn cơm, nốt sần nhỏ không bình thường, cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh và chữa kịp thời.

- Ngoài ra, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sinh sản khuyên bệnh nhân nên vệ sinh cá nhân ở một khu vực riêng biệt. Khi đi vệ sinh xong nên lau chùi sạch sẽ khu vực mình ngồi, đề phòng virus dính lên bồn cầu từ vùng hậu môn, giảm khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác.

- Không nên thụt rửa âm đạo, bởi âm đạo có khả năng tự làm sạch.

- Giặt giũ quần nhỏ bằng tay, không nên sử dụng máy giặt.

Nguồn : tổng hợp
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD