Khám phá những điều bạn chưa biết về chu kỳ kinh nguyệt
Loading...
Dưới đây là những điều bạn có thể chưa biết về chu kỳ kinh nguyệt, hãy lưu ý để có sức khỏe tốt hơn.
Khi chu kỳ kinh kinh nguyệt tới vùng sinh dục của bạn sẽ có chút nhạy cảm hơn.
Dấu hiệu thèm đường không liên quan tới hội chứng tiền kinh nguyệt
Không có mối liên quan về mặt y học giữa thèm đường và hội chứng tiền kinh nguyệt. Chỉ đơn giản đường là loại thực phẩm khiến bạn dễ chịu. Đó là lý do giải thích tại sao bạn lại thèm ăn kem chocolate trong thời kỳ kinh nguyệt.
Dấu hiệu trước khi có kinh tương tự với có thai
Chu kỳ kinh bắt đầu là sự đánh dấu khả năng mang thai của người phụ nữ. Nó bao gồm sự bài tiết các hormon đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị một “chiếc giường”(lớp niêm mạc tử cung) có tác dụng giữ phôi. Khi những hormon này (đặc biệt là progesteron) được bài tiết, nó sẽ gây giữ nước, cảm giác như đầy hơi, chướng bụng.
Đầy hơi, các rối loạn dạ dày như nôn và đau lưng có thể là dấu hiệu phổ biến trong cả tuần trước khi mang thai và bắt đầu chu kỳ kinh. Tuy nhiên, khi có kinh thì các triệu chứng này giảm đi, nhưng với mang thai thì các triệu chứng sẽ nặng thêm.
Nếu dùng thuốc tránh thai hormone, về cơ bản bạn sẽ có những chu kỳ giả
Nếu bạn dùng những biện pháp tránh thai tác động đến hormone (như thuốc tránh thai hàng ngày, vòng tránh thai tác động đến hormone, que cấy tránh thai…) thì chu kỳ của bạn sẽ khác đi một chút.
Những loại hormone này sẽ báo cho cơ thể bạn biết rằng không cần tăng lượng progesterone, do đó mỗi tháng sẽ không có chuyện niêm mạc tử cung dày lên nhiều, và lượng kinh nguyệt hàng tháng cũng vì thế ít đi, thậm chí là không có luôn. Bạn không cần thiết phải lo lắng hay thắc mắc, hãy chỉ đơn giản tận hưởng điều đó!
Không chỉ vậy, trong hầu hết các trường hợp thì bạn cũng không rụng trứng mỗi tháng đâu.
Chuyện dùng thuốc tránh thai để bỏ qua một kỳ kinh cũng là không sao nốt
Thực tế, việc này giúp ích khá nhiều cho những người bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hay người thường bị kỳ kinh hành cho đau đớn bò lăn bò lết. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể hỏi bác sỹ để yên tâm.
Máu kinh màu sậm hoặc màu nâu không có nghĩa là cơ thể bạn có vấn đề
Mọi người thường có xu hướng dễ hoảng loạn trước những thay đổi trong màu máu kinh, kể cả chỉ là những thay đổi rất nhỏ, nhưng không cần phải vậy.
Máu màu đỏ tươi nhìn chung có nghĩa là máu tươi vừa bóc và chảy ra, còn nếu màu nâu thì có nghĩa là nó đã đọng lại một lúc (trong âm đạo), chỉ thế thôi.
Vùng sinh dục của bạn sẽ có chút nhạy cảm hơn
Nghiên cứu đã cho thấy các cơ quan cảm thụ cơn đau của bạn thật sự thay đổi trong chu kỳ, vậy nên đừng máy móc làm những chuyện chẳng hạn như waxing trước kỳ kinh. Tuy mỗi người một khác nhau nhưng cảm giác vùng kín nhạy cảm hơn (có thể tốt hơn, có thể xấu đi) là điều rất bình thường.
Chu kỳ kinh ngắn hơn có thể là dấu hiệu thiếu sắt
Một chu kỳ kinh bình thường nằm trong khoảng từ 28 tới 35 ngày. Nếu bạn có chu kỳ kinh ngắn hơn (khoảng 15 ngày) với tình trạng ra máu nhiều, đây có thể là dấu hiệu của thiếu sắt, u xơ tử cung hoặc hemoglobin thấp. Chu kỳ bình thường không ảnh hưởng đáng kể tới hàm lượng sắt trong cơ thể.
Trong kỳ kinh mỗi phụ nữ thường mất khoảng 50-60ml máu, vốn không đủ để gây mất cân bằng trong hàm lượng khoáng chất. Chế độ ăn uống thường xuyên với rau xanh sẽ giúp bổ sung lượng sắt đã mất.
Thanh Thu/Theo Khỏe & Đẹp