-->

Header Ads

QC1

6 món ngon, lạ chế biến với trái vải thiều

Loading...
Vải thiều không chỉ là loại quả ăn thơm ngon ăn trực tiếp mà nó còn là gia vị để chế biến nhiều món ăn ngon.Dưới đây là 6 món ngon, lạ chế biến với trái vải thiều giúp bạn có thêm khẩu vị mới cho gia đình ngày cuối tuần.

Canh vải thiều mướp đắng


Canh mướp đắng vải thiều

- Nguyên liệu: 10 quả vải thiều tươi; 1 quả mướp đắng; 2 cánh gà. Ngoài ra còn các gia vị khác như gừng, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, rượu gạo, nước tương… Nếu không dùng cánh gà, bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng tôm khô, sườn non, thịt thăn, mọc...

- Cách làm: Cánh gà chặt thành miếng nhỏ ướp với gia vị, hạt tiêu, rượu và một thìa nước tương. Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc. Lọc bỏ ruột và hạt rồi cắt thành từng miếng kích thước 5 x 5 cm. Vải thiều bóc vỏ lấy cùi, bỏ hạt.

Gà sau khi ướp gia vị chừng 20 phút, thêm khoảng 600 ml nước, cho lên bếp hầm với lửa nhỏ, mở vung. Thỉnh thoảng vớt bỏ bọt sủi trẳng nổi lên trên. Dùng khoảng 1 lạng gừng đập dập cho vào nồi hầm. Khi thấy gà đã mềm, lần lượt cho mướp đắng, vải thiều và hầm thêm chừng 2 - 3 phút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa miệng.

Vải xào tôm

- Nguyên liệu: 10 quả vải; 10 con tôm, 1/2 quả ớt chuông đỏ/vàng hoặc xanh (hoặc cả ba loại cho màu), xì dầu; 5ml rượu trắng và 10ml bột đao hoặc bột sắn dây, hành lá

- Cách làm: Vải bóc vỏ, bỏ hạt ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút, rồi vớt ra cho ráo nước. có thể xé nhỏ vừa ăn nếu muốn. Tôm luộc xơ, bóc vỏ, bỏ đầu rồi ướp với rượu trắng và xì dầu khoảng 10 phút. Ớt thái con chì hoặc hạt lựu tùy ý. Hành lá rửa sạch cắt khúc

Cho dầu vào chảo đun sôi, cho ớt vào xào nhanh tay rồi cho tôm vào xào, nêm gia vị vừa ăn. Sau đó cho bột đao vào đảo đều. Cuối cùng cho vải vào đảo nhanh tay, không nên đun quá lâu sẽ khiến vải bị chín nhũn. Bắc ra rắc hành hoa cho đẹp mắt.

Gỏi vịt quay trái vải


gỏi vịt vải thiều

- Nguyên liệu: thịt vịt ngon, vải thiều, xoài xanh, húng, ớt đỏ, hành tím, hành tây, gừng, nước mận xốt, vừng, lạc, giấm và đường.

- Chế biến: Lọc thịt vịt quay, xé nhỏ thịt vịt quay ra. Vải bóc bỏ hạt và trộn với các nguyên liệu khác, pha nước sốt trộn vừa miệng và thưởng thức thôi.

Vị ngọt thơm tự nhiên của vải ngấm sâu vào trong từng thớ thịt vịt, nhưng khi ăn những miếng thịt vịt quay này vẫn giòn tan trên đầu lưỡi. Vị chua rôn rốt, giòn sần sật của xoài xanh làm cho món ăn thêm hấp dẫn.

Cháo vải hạt sen

- Nguyên liệu: Vải khô 7 quả, hạt sen (bỏ tim sen) 5 quả, gạo 60g.

- Cách làm: Trước tiên vải khô lột bỏ vỏ ngoài, hạt sen rửa sạch, cùng gạo vào nồi nấu thành cháo. Món cháo công hiệu bồi bổ tiêu hóa cầm tiêu chảy.

Món cháo vải hạt sen này bồi bổ sức khỏe, chữa chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ. Đặc biệt thích hợp với người bị tiêu chảy do suy chức năng tiêu hóa lâu ngày; người cao tuổi, trẻ nhỏ.

Chè hạt sen vải thiều


Chè hạt sen vải thiều

- Nguyên liệu: Hạt sen khô: 200g hoặc có thể dùng hạt sen tươi bỏ tâm sen với lượng gấp đôi; vải thiều 400g; Rau câu dẻo: 1 gói 5g; sâm dứa. đường phèn, vani, sữa tươi có đường và đá bào.

- Cách làm: Hạt sen rửa sạch để ráo. Vải thiều bóc vỏ lấy cùi, bỏ hạt. Hòa tan gói rau câu dẻo với 250ml nước và 50g đường, đun sôi rồi cho sâm dứa, sữa tươi vào, khuấy tan đều. Khi hỗn hợp sôi lại thì tắt bếp, đổ rau câu vào khay, để nguội, cho vào ngăn đông tủ lạnh 30 phút rồi cắt rau câu thành từng miếng nhỏ vừa ăn chia đều vào các ly.

Đun sôi 1 lít nước dùng để nấu chè rồi cho hạt sen vào hầm chín mềm khoảng 20 phút với lửa vừa, vớt hết phần bọt bên trên để nước chè được trong hơn. Lưu ý khi hạt sen đã nhừ mới cho đường phèn vào vì nếu cho vào trước sẽ khiến hạt sen bị sượng.

Tiếp tục cho cùi vải, vani vào, vặn lửa nhỏ vừa, đảo nhẹ nồi chè nữa rồi tắt bếp để nguội. Đun lâu quá sẽ khiến cùi vải mất đi độ giòn ngon đặc trưng. Cuối cùng múc chè ra ly đã có sẵn rau câu sâm dứa và cho đá bào lên trên là cả nhà có thể thường thức món chè vải thiều bổ dưỡng, ngọt mát.

Sinh tố vải thiều

- Nguyên liệu: 20 quả vải thiều; 1/3 quả chanh tây hoặc chanh ta, 1 thìa đường (tăng/giảm tùy thích) và vài ba hạt muối.

- Cách làm: Vải bóc vỏ và tách bỏ hạt, lấy phần thịt quả sau đó rửa sạch. Cho vải vào máy ép lấy nước và trộn đều nước ép với vài ba hạt muối. Nếu có máy xay sinh tố, bạn đổ thịt vải vào máy xay rồi xay nhuyễn, lọc bỏ bã để lấy nước cốt vải. Thêm đường và vắt thêm chanh để tăng độ chua của thức uống. Chanh còn giúp cốc nước ép vải của bạn không bị thâm. Cuối cùng, bạn cho thêm vài viên đá và tận hưởng vị thơm ngon của thứ đồ uống mát lành.

Gia Hân (th)/Báo Gia đình & Xã hội
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD