Cơm nguội để tủ lạnh giúp giảm cân nhanh?
Loading...
Các nhà khoa cho biết họ đã tìm thấy một cách làm cho cơm có ít calo hơn. Đó là cho thêm một chút dầu dừa vào gạo khi nấu và sau đó bỏ cơm vào tủ lạnh nửa ngày trước khi ăn.
Theo các nhà nghiên cứu ở Sri Lanka, cách này có thể làm giảm 60% lượng calo có trong cơm. Họ cũng cho biết, phương pháp này làm tinh bột có trong gạo khó tiêu hóa hơn, nên cơ thể khó hấp thu hơn.
Cơm nguội giúp giảm cân nhanh?
Gạo là loại thực phẩm giàu tinh bột, cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể. Khi tiêu hóa cơm, carbohydrate chuyển hóa chúng thành dạng đường đơn (glucose) để cơ thể dễ hấp thu. Lượng đường chưa được tiêu thụ sẽ được lưu trữ trong cơ thể nhưng nếu quá nhiều thì chúng sẽ được chuyển hóa và tích tụ dưới dạng mỡ.
Tuy nhiên có một cách "đánh lừa" cơ thể, đó là thay đổi trạng thái của món ăn. Ví dụ, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng món pasta nếu được làm lạnh sẽ ít calo hơn, thậm chí ngay cả khi bạn hâm nóng lại.
Và các nhà nghiên cứu từ Sri Lanka nói rằng điều này cũng đúng đối với gạo.
"Chìa khóa" nằm ở chất kháng tinh bột
Chất kháng tinh bột giúp giảm hấp thu tinh bột vào cơ thể. Các chuyên gia cho biết, cách tốt nhất để tạo chất kháng tinh bột trong cơm là đun nhỏ lửa trong khoảng 40 phút, với một thìa cà phê dầu dừa và cho cơm nấu vào tủ lạnh 12 giờ trước khi ăn.
“Làm lạnh cơm sẽ dẫn đến hình thành liên kết hydro giữa các phân tử amylose bên ngoài hạt gạo và cũng biến chất này thành chất kháng tinh bột”, nhà nghiên cứu Sudhair James cho biết.
Ông cũng cho biết thêm, hâm nóng cơm nguội là không tốt, điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ kháng tinh bột.
Cơm khi nấu xong bắt buộc phải được làm lạnh trong tủ lạnh. Vì khi cơm để ở nhiệt độ phòng có thể bị nhiễm khuẩn gây ngộ độc thức ăn.
Người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết, cơm nguội chứa ít calo, đây là một sự hứa hẹn cho những ai muốn giảm cân và căn bệnh béo phì trên thế giới. Tuy nhiên tổ chức này cho biết hiện vẫn chưa có cơ sở để kết luận cơm nguội giúp giảm cân nhanh chóng. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra căn cứ xác thực hơn.
Theo Trịnh Huế (Đời sống & Pháp luật)