Mẹo tận dụng quả phật thủ sau Tết các mẹ nên biết
Loading...
Mẹo tận dụng quả phật thủ sau Tết được nhiều người quan tâm nhằm phát huy tối đa công dụng của loại quả mang biểu tượng bàn tay phật.
Cách tận dụng quả phật thủ sau Tết như ngâm rượu, nấu cháo, hãm trà được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Phật thủ là loại quả được ưa chuộng vì hình dáng bắt mắt và quan niệm biểu trưng cho "tay Phật". Ngoài thờ cúng, trưng bày với mong muốn sẽ đem lại sự may mắn cho năm mới, loại quả này còn có nhiều công dụng bất ngờ.
Bài thuốc quý
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau...
Phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa…
Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa… đồng thời chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit.
Ngâm rượu
Theo nhiều bài thuốc Đông y, phật thủ rửa sạch, để ráo, cắt phiến ngâm rượu trong rượu trắng từ 7-10 ngày. Mỗi lần uống không quá 40-50ml sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế...).
Nấu cháo
Phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi.
Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.
Hãm trà
Rửa sạch phật thủ, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần.
Phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.
Làm mứt
Rửa sạch quả phật thủ, lau khô, thái thành những miếng hạt lựu có kích thước khoảng 1cm. Sau đó cho vào nồi đế dày, đổ nước gấp đôi lượng miếng Phật thủ đã cho vào nồi, đậy vung và đun sôi.
Khi sôi, nên giảm lửa xuống, mở vung và đun tiếp khoảng 30 – 40 phút, lúc này phần nước sẽ chỉ còn xăm xắp với phần phật thủ.Với những người ăn được đường, cho thêm đường vào nồi, để lửa vừa, dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm kỹ vào phần thịt quả.
Tiếp tục đun cho đến khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 110 độ C. Miếng phật thủ trở nên trong suốt một mầu vàng thì tắt bếp đi.
Để nguội rồi đổ mứt phật thủ vào hũ sạch, có nắp đậy kín có thể bảo quản trong 1 năm. Nếu thích ăn miếng mứt phật thủ khô hãy để các miếng phật thủ lên giấy thấm, rắc đường bột cho bám đều vào từng miếng mứt phật thủ. Để qua đêm, lúc này đường sẽ bám chặt vào từng miếng mứt. Có thể cất vào hộp kín ăn dần trong 6 tháng.
Nếu bạn ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:
+ Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
+ Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
+ Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.
- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
Phật thủ có tác dụng chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn.
- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.
- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.