-->

Header Ads

QC1

Những Nguyên tắc cơ bản "Lấy lòng Sếp" mà bạn cần biết khi đi làm

Loading...
Khi đi làm, ai cũng muốn lấy lòng sếp, được sếp tin tưởng và trọng dụng bởi sếp là người quyết định sự thăng tiến của bạn trong công ty. Những để lấy lòng sếp là việc không đơn giản, nó đòi hỏi chúng ta phải khôn khéo trong cách ứng xử, lời nói. Sau đây sẽ đưa ra một số cách lấy lòng sếp mà mình tổng hợp và đúc kết được.
Để lấy lòng sếp thực ra không khó như bạn nghĩ. Nếu chú trọng những nguyên tắc "vàng" như: Siêng năng, có trách nhiệm với công việc, biết được điều sếp mong muốn... bạn đã có thể trở thành một nhân viên tin cậy hàng đầu của sếp.
Siêng năng, cần cù

Bất cứ công việc nào thì yêu cầu đầu tiên đối với nhân viên cũng là siêng năng, chăm chỉ. Không có vị sếp nào muốn trả lương cho một người để họ suốt ngày ngồi chơi xơi nước. Vì vậy, dù sếp là người dễ dãi, bạn cũng phải có thái độ làm việc thật nghiêm túc.

Khi công việc đã xong bạn nên kiểm tra kỹ có gì sai sót hay không? Đôi khi việc kiểm tra đó cũng giúp bạn phát hiện ra điều gì mới mẻ để rút kinh ngiệm làm tốt hơn ở những lần sau. Bạn cũng có thể giúp đỡ các đồng nghiệp trong công việc của họ, như thế sếp sẽ nhận ra bạn rất nhiệt tình trong công việc.

Có trách nhiệm với công việc

Đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để làm đẹp lòng sếp. Dù bạn có mối quan hệ tốt với mọi người, là người năng nổ, nhiệt tình trong các cuộc ăn nhậu với cơ quan, nhưng nếu không có trách nhiệm với công việc, không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sớm muộn bạn cũng bị sa thải.


Ảnh minh họa

Tuân thủ giờ giấc làm việc

Mỗi công ty đều có một quy chế làm việc, trong đó quy định rõ thời gian làm việc. Đối với nhân viên, giờ giấc làm việc là một điều phải tuân thủ. Vệc đi muộn về sớm là một điều tối kị.

Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao

Bạn hãy thể hiện những kỹ năng tốt nhất của mình; Đôi khi làm thêm giờ; Đáp ứng được những quan tâm, sở thích của sếp; Bạn nên chú ý mọi tình huống trong công ty để nắm bắt thời cơ. Hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện được cơ hội ấy trước khi những đồng nghiệp khác nhận ra.

Chủ động, sáng tạo trong công việc

Sếp là người có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Vì vậy, trong công việc bạn nên suy nghĩ và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.

Ảnh minh họa

Bạn chỉ nên hỏi sếp khi công việc thực sự khó khăn mà bạn không chắc chắn. Đặc biệt là những công việc sếp đã hướng dẫn một lần, bạn cần phải ghi nhớ, cần thiết phải ghi chép lại cẩn thận tránh không để phải hỏi lại lần thứ hai.

Biết rõ những mong muốn của sếp

Điều quan trọng nhất mà nhân viên cần phải biết đó là sếp mong chờ gì ở mỗi nhân viên? Ví dụ, đó có thể là mong muốn nhân viên hòa hợp và cùng nhau làm việc tốt. Nhưng có những sếp lại đánh giá cao khả năng cá nhân và chứng minh được năng lực bản thân.

Biết rõ những điều sếp không thích

Mỗi người luôn có những quy tắc và sở thích riêng, với sếp cũng vậy vì thế bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ để tránh mắc những sai lầm không đáng có. Ví dụ, nếu sếp bạn không thích bị làm phiền vào đầu giờ làm sáng thì bạn nên tránh tìm gặp sếp nếu không có việc gì quá gấp.


Ảnh minh họa
Không gây áp lực cho sếp

Một số nhân viên thường có thái độ đòi hỏi, chỉ lo cho lợi ích của bản thân, sự nghiệp của mình và chuyện sẽ giúp ích gì cho họ, trong khi sếp đã quá mệt mỏi vì công việc bận rộn.

Thực ra, là một nhân viên, nếu bạn dành ra một chút thời gian để nghĩ xem mình có thể giúp ích được gì cho sếp, và đưa ra đề xuất với sếp, ngay lập tức bạn sẽ là một nhân vật được sếp hoan nghênh. Không cần phải thể hiện hay đòi hỏi, chỉ cần cống hiến cho cơ quan, sếp sẽ tự động quan tâm đến bạn.

Có gu ăn mặc và trang điểm

Có gu ăn mặc và trang điểm không đồng nghĩa với việc bạn phải là một cô nàng xinh đẹp hay là một anh chàng "đỏm dáng".

Việc lựa chọn một phong cách trang điểm, ăn mặc phù hợp với bản thân, đó cũng là một sự khéo léo của một nhân viên thông minh.

Bạn giỏi giang, tháo vát, khéo léo và luôn biết được giá trị của bản thân mình thì không có lý gì mà sếp lại có thể bỏ qua một nhân viên xuất sắc như vậy. Luôn biết dung hòa mọi thứ xung quanh mình, và luôn biết cách làm mình được tỏa sáng là phong thái của một nhân viên chuyên nghiệp thời hiện đại.

Đó là một số cách lấy lòng sếp cơ bản bạn có thể áp dụng thử. Nếu mối quan hệ của bạn với sếp mình trước giờ không tốt. Thì bạn hãy xem lại những gì mà trước giờ mình đã làm và so sánh với những điều bên trên mà bài viết đã đề cập tới từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Thanh Hảo (tổng hợp)
Loading...
Được tạo bởi Blogger.
VIETAD
VIETAD