Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Loading...
Có hai trường hợp ảnh hưởng lớn đến việc suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu trong thời gian mang thai, trẻ không được nhận đầy đủ chất dinh dưỡng từ người mẹ thì sau khi chào đời, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng khá cao.
Mặt khác, khi nuôi dưỡng trẻ kén ăn hay mắc một số bệnh lý cũng khiến trẻ rơi vài tình trạng “gầy nhom”. Nếu các mẹ không kịp thời chữa trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ sau này.
Triệu chứng của trẻ suy dinh dưỡng:
- Chậm tăng cân hoặc sụt cân.
- Trẻ phát triển chậm, tay chân teo trong khi bụng bắt đầu to lên.
- Trẻ hay quấy khóc, lầm lì, ít nói, kém linh hoạt.
Dưới đây là những cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, giúp các mẹ bảo vệ và chăm sóc con mình được tốt hơn:
- Trước khi mang thai nên tiêm ngừa một số căn bệnh như uốn ván, sởi…
- Trong thời gian mang thai, các mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên kiểm tra thai nhi định kỳ, tiêm vắc xin… Lúc mang bầu, tùy theo thể trạng mà nên tăng cân từ 8-12 kg. Nếu mẹ quá gầy, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng khá cao.
- Không nên cai sữa trẻ khi chưa quá 6 tháng.
- Từ tháng thứ 4 trở đi, các mẹ nên cho trẻ ăn dặm hoặc bú thêm sữa ngoài để tăng cường sức khỏe cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe, nếu có bệnh sẽ được phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6 - 36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm.
- Ăn chín uống sôi, tẩy giun cho bé theo định kỳ.
- Bữa ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, gồm vitamin, khoáng chất, protein…
- Nên có một biểu đồ theo dõi tình hình cân nặng và sức khỏe của trẻ để biết điều chỉnh sao cho hợp lý.
Ngoài ra, để tăng cân nặng và chiều cao cho bé, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao.
Mặt khác, khi nuôi dưỡng trẻ kén ăn hay mắc một số bệnh lý cũng khiến trẻ rơi vài tình trạng “gầy nhom”. Nếu các mẹ không kịp thời chữa trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ sau này.
Triệu chứng của trẻ suy dinh dưỡng:
- Chậm tăng cân hoặc sụt cân.
- Trẻ phát triển chậm, tay chân teo trong khi bụng bắt đầu to lên.
- Trẻ hay quấy khóc, lầm lì, ít nói, kém linh hoạt.
Dưới đây là những cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, giúp các mẹ bảo vệ và chăm sóc con mình được tốt hơn:
- Trước khi mang thai nên tiêm ngừa một số căn bệnh như uốn ván, sởi…
- Trong thời gian mang thai, các mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên kiểm tra thai nhi định kỳ, tiêm vắc xin… Lúc mang bầu, tùy theo thể trạng mà nên tăng cân từ 8-12 kg. Nếu mẹ quá gầy, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng khá cao.
- Không nên cai sữa trẻ khi chưa quá 6 tháng.
- Từ tháng thứ 4 trở đi, các mẹ nên cho trẻ ăn dặm hoặc bú thêm sữa ngoài để tăng cường sức khỏe cho trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe, nếu có bệnh sẽ được phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6 - 36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm.
- Ăn chín uống sôi, tẩy giun cho bé theo định kỳ.
- Bữa ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, gồm vitamin, khoáng chất, protein…
- Nên có một biểu đồ theo dõi tình hình cân nặng và sức khỏe của trẻ để biết điều chỉnh sao cho hợp lý.
Ngoài ra, để tăng cân nặng và chiều cao cho bé, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao.